Trang chủ / Đại Học / THÔNG TIN TUYỂN SINH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

THÔNG TIN TUYỂN SINH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

THÔNG TIN TUYỂN SINH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

  1. Thông tin chung (tính đến thời điểm xây dựng Đề án)

1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu) và địa chỉ trang thông tin điện tử của trường

–      Tên trường: Học Viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam

–      Sứ mệnh: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; đóng góp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

–      Địa chỉ: Số 77 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội

–      Website: www.vnam.edu.vn

1.2. Quy mô đào tạo

Khối ngành/Nhóm ngành Quy mô hiện tại
NCS Học viên CH ĐH CĐSP TCSP
  GD chính quy GD TX GD chính quy GD TX GD chính quy GD TX
Nhóm ngành II 31 62 388 19        
Nhóm ngành III                
Nhóm ngành IV                
Nhóm ngành V                
Nhóm ngành VI                
Nhóm ngành VII                
Tổng (ghi rõ cả số NCS, học viên cao học, SV ĐH, CĐ, TC) 31 62 388 19        

1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất ( Năm 2017, năm 2018)

1.3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

–      Phương thức tuyển sinh: cả hai năm 2017 và 2018 thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức: Thi kết hợp xét tuyển và phương thức xét tuyển thẳng

–      Chỉ tiêu tuyển sinh và xét tuyển của Học viện được xác định theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo

1.3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất ( lấy từ kỳ thi Đại học đầu vào Năm 2017 và 2018)

Khối ngành/Ngành/Nhóm ngành/ tổ hợp xét tuyểt Năm tuyển sinh – 2017 Năm tuyển sinh – 2018
Chỉ tiêu Số trúng tuyển Điểm trúng tuyển Chỉ tiêu Số trúng tuyển Điểm trúng tuyển
Nhóm ngành I

– Ngành 1

Tổ hợp 1:

Tổ hợp 2:

Tổ hợp 3:

………

– Ngành 2

– Ngành 3

– Ngành 4

……..

           
Nhóm ngành II            
Tên ngành            
Âm nhạc học 10 3 21.0 10 5 17.6
Sáng tác âm nhạc 5 2 21.0 6 2 17.6
Chỉ huy 5 2 21.0 6 0 17.6
Thanh nhạc 30 36 21.9 45 36 17.6
Piano 15 11 21.9 15 8 17.6
Biểu diễn nhạc cụ Phương tây 24 17 21.9 37 20 17.6
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống 25 7 21.9 15 16 17.6
Nhạc Jazz 36 7 21.9 16 3 17.6
Tổng 150 85 X 150 90  

2.Các thông tin của năm tuyển sinh

2.1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phải có các điều kiện như sau:

–      Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương hệ trung cấp âm nhạc

–      Tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT

2.2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

2.3. Phương thức tuyển sinh

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức tuyển sinh bằng phương thức thi kết hợp xét tuyển; phương thức xét tuyển thẳng và phương thức tuyển thẳng.

Khối thi: khối N.

2.3.1    Phương thức thi kết hợp xét tuyển

–      Thi môn Cơ sở và môn Cơ bản,  kết hợp  xét tuyển môn Ngữ văn

(Môn Cơ sở: Chuyên môn chính; Môn Cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp)

Xem các phần thi chi tiết áp dụng cho từng ngành ở bảng sau:

STT Tên ngành Môn thi
1  Âm nhạc học 1. Môn cơ sở: Chuyên ngành (viết tiểu luận).

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

+ Piano cơ bản.

2  Sáng tác âm nhạc 1. Môn cơ sở: Viết sáng tác.

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

+ Piano cơ bản.

3 Chỉ huy

(02 Chuyên ngành)

1. Môn cơ sở: Chỉ huy

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm)

+ Piano cơ bản.

4  Thanh nhạc 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Thanh nhạc

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

5  Piano 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

6  Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

(16 Chuyên ngành)

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

7  Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

(07 Chuyên ngành)

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

8 Nhạc Jazz

(05 Chuyên ngành)

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

 

  1. Xét tuyển môn Ngữ văn xét tuyển dựa trên một trong các kết quả sau:

–      Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT

–      Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN

–      Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Lưu ý: Thí sinh bắt buộc phải chọn và đăng ký một trong 3 hình thức xét tuyển môn ngữ văn trên.

  1. Dự kiến điểm trúng tuyển và cách tính điểm

Điểm trúng tuyển:

  • Điểm Chuyên ngành: Hội đồng tuyển sinh quyết định căn cứ kết quả tuyến sinh
  • Điểm trung bình chung Kiến thức âm nhạc tổng hợp: từ 5,00 điểm trở lên.

Cách tính điểm:

  • Điểm Chuyên ngành: Hội đồng chấm điểm độc lập và lấy điểm trung bình chung
  • Điểm Kiến thức âm nhạc tổng hợp: tính tổng các điểm thành phần (không có điểm thành phần bị điểm liệt).

2.3.2. Phương thức xét tuyển thẳng: theo đề án Đối với các thí sinh tốt nghiệp hệ TCCN tại Học viện ANQGVN và đã tốt nghiệp THPT. Trong đó: ngành Piano điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.5 điểm trở lên; Tất cả các ngành còn lại điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.0 điểm trở lên. Điểm tốt nghiệp các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc bao gồm: Lý thuyết âm nhạc, Hoà âm, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký xướng âm, Piano cơ bản (LSC) từ 7.0 điểm trở lên.

Chỉ tiêu xét tuyển là: không quá 15% trên tổng chỉ tiêu, tương đương 22 chỉ tiêu.

2.3.3. Phương thức tuyển thẳng: theo quy chế của Bộ GD&ĐT đối với các thí sinh đã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc Quốc tế. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thủ tục xét tuyển theo quy chế của bộ GD&ĐT.

Lưu ý: các trường hợp có nguyện vọng xét thủ khoa thì không áp dụng xét tuyển thẳng hoặc tuyển thẳng mà phải tham gia thi tuyển theo đúng quy định. 

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành/Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

Chỉ tiêu đăng ký năm 2019

–       150 chỉ tiêu cho tất cả các chuyên ngành đào tạo hệ Đại học chính quy cụ thể:

TT Mã trường Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu
theo xét KQ thi THPT QG Theo phương thức khác
1 NVH 7210201 Âm nhạc học   10
2 NVH 7210203 Sáng tác âm nhạc   6
3 NVH 7210204 Chỉ huy   6
4 NVH 7210205 Thanh nhạc   40
5 NVH 7210207 Piano   20
6 NVH 7210208 Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây   37
7 NVH 7210209 Nhạc Jazz   16
8 NVH 7210210 Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống   15

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

  1. Các thí sinh trước hết phải đủ điều kiện: Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương Trung cấp âm nhạc. Tốt nghiệp THPT; Bổ túc THPT.
  2. Điều kiện xét tuyển môn Ngữ văn:Từ 5,0 điểm trở lên(trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng tuyển sinh xin ý kiến chỉ đạo của Bộ để quyết định), xét tuyển dựa trên một trong các kết quả sau:

–      Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT.

–      Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN.

–      Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

  1. Điều kiện tuyển thẳng theo quy chế của Bộ và xét tuyển thẳng theo Đề án

–      Theo quy chế của Bộ GD&ĐT đối với các thí sinh đã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc Quốc tế. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thủ tục xét tuyển theo quy chế của bộ GD&ĐT.

–      Đối với các thí sinh tốt nghiệp hệ TCCN tại Học viện ANQGVN và đã tốt nghiệp THPT. Trong đó: ngành Piano điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.5 điểm trở lên; Tất cả các ngành còn lại điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.0 điểm trở lên. Điểm tốt nghiệp các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc bao gồm: Lý thuyết âm nhạc, Hoà âm, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký xướng âm, Piano cơ bản (LSC) từ 7.0 điểm trở lên.

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển.

  1. Mã số trường: NVH
  2. Mã số ngành và tổ hợp môn thi kết hợp xét tuyển:
STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn thi kết hợp xét tuyển
Môn dùng để xét tuyển Môn thi
1 7210201 Âm nhạc học Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Chuyên ngành (viết tiểu luận).

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

+ Piano cơ bản.

2 7210203 Sáng tác âm nhạc Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Viết sáng tác.

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

+ Piano cơ bản.

3 7210204 Chỉ huy

(02 Chuyên ngành)

Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Chỉ huy

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm)

+ Piano cơ bản.

4 7210205 Thanh nhạc Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Thanh nhạc

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

5 7210207 Piano Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

6 7210208 Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

(16 Chuyên ngành)

Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

7 7210209 Nhạc Jazz

(05 Chuyên ngành)

Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

8 7210210 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

(07 Chuyên ngành)

Ngữ văn 1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

2.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối từng ngành đào tạo…

  1. Hồ sơ bắt buộc gồm:
  2. Phiếu đăng ký dự thi đại học năm 2019 (theo mẫu của Học viện)
  3. Bản sao có công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặcTHBTđối với các thí sinh tốt nghiệp từ năm 2018 trở về trước
  4. Bằng Trung cấp âm nhạc hoặc giấy chứng nhận trình độ tương đương (nếu có)
  5. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2019. Thí sinh sẽ phải nộp bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp  năm 2019 ngay sau khi có thông báo thí sinh được nhận bằng tôt nghiệp.
  6. Hồ sơ chứng nhận ưu tiên (nếu có)
  7. 2 ảnh chân dung cỡ 3 x 4 (chụp trong vòng 06 tháng)
  8. 2 phong bì.

Lưu ý: Đối với thí sinh lựa chọn và đăng ký xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào điểm trung bình chung trong học bạ hoặc 3 năm học cuối của hệ TCCN. Ngoài hồ sơ bắt buộc nêu trên phảinộp bản saocó công chứng  học bạTHPT hoặc Bảng điểm môn ngữ văn 3 năm học cuối hệ TCCN

  1. Thời gian thi tuyển sinh: Ngày 9 + 10/7/2019
  2. Thời gian nhận hồ (dự kiến): Từ ngày 6/5/2019 đến hết ngày 24/6/2019
  3. Địa điểm:Văn phòng tuyển sinh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam số 77, phố Hào Nam, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  4. Phương thức nộp hồ sơ:

–       Nộp trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh Học viện ANQG Việt Nam

–       Gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện về: Văn phòng tuyển sinh – Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, số 77, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội

2.8Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển

Chính sách ưu tiên theo khu vực, đối tượng được thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện chế độ tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án của Học viện đã được phê duyệt.

2.9Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học. Hình thức nộp lệ phí thi có 2 hình thức:

–       Trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

–      Chuyển khoản: Số tài khoản 12810000026529 tại ngân hàng BIDV chi nhánh Chương Dương. Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.

Lưu ý: Không sử dụng hình thức nộp lệ phí thi: chuyển tiền qua Bưu điện.

2.10.Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

Học phí hệ đại học chính quy: 10.600.000vnd/sinh viên/năm học.

 

Bài viết liên quan