Trang chủ / Tại Chức - Vừa Học Vừa Làm / Khu vực Hà Nội / Thông Tin Tuyển Sinh Hệ Tại Chức Vừa Học Vừa Làm Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2019

Thông Tin Tuyển Sinh Hệ Tại Chức Vừa Học Vừa Làm Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2019

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC NĂM 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Thông báo và quy định công tác tuyển sinh đại học hình thức vừa làm vừa học năm 2019 như sau:
1. Chỉ tiêu tuyển sinh: 1695. Được phân bổ cho các ngành, các đợt xét tuyển một cách linh hoạt tuỳ theo tình hình thực tế về nguồn tuyển sinh.
2. Ngành đào tạo
Mã ngành/chuyên ngành Tên ngành và chuyên ngành Mã ngành/chuyên ngành Tên ngành và chuyên ngành
1. Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (mã ngành 7850102), gồm các chuyên ngành:
01 Kinh tế tài nguyên
2. Ngành Kinh tế (mã ngành 7310101), gồm các chuyên ngành:
02 Kinh tế và quản lý đô thị 04 Hải quan
03 Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực
3. Ngành Kinh tế phát triển (mã ngành 7310105), gồm các chuyên ngành:
       05     Kinh tế phát triển                       06      Kế hoạch
4. Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường (mã ngành 7850101), gồm các chuyên ngành:
       07  Quản lý tài nguyên và môi trường
5. Ngành Khoa học quản lý (mã ngành 7340401), gồm các chuyên ngành:
08 Quản lý kinh tế
6. Ngành Quản lý công (mã ngành 7340403), gồm các chuyên ngành:
09 Quản lý công
7. Ngành Kinh tế đầu tư (mã ngành 7310104), gồm các chuyên ngành:
       10      Kinh tế đầu tư
8. Ngành Kinh tế quốc tế 7310106), gồm các chuyên ngành:
       11      Kinh tế quốc tế
9. Ngành Quản trị kinh doanh (mã ngành 7340101), gồm các chuyên ngành:
12 Quản trị doanh nghiệp 13 Quản trị kinh doanh tổng hợp
10. Ngành QT dịch vụ du lịch và lữ hành (mã ngành 7810103), gồm các chuyên ngành:
14 Quản trị du lịch 15 Quản trị lữ hành
11. Ngành Quản trị khách sạn (mã ngành 7810201), gồm các chuyên ngành:
16 Quản trị khách sạn
12. Ngành Marketing (mã ngành 7340115), gồm các chuyên ngành:
17 Quản trị marketing 19 Truyền thông marketing
18 Quản trị bán hàng
13. Ngành Bất động sản (mã ngành 7340116), gồm các chuyên ngành:
20 Kinh doanh bất động sản
14. Ngành Quản lý đất đai (mã ngành 7850103), gồm các chuyên ngành:
21 Quản lý đất đai
15. Ngành Kinh doanh quốc tế 7340120), gồm các chuyên ngành:
22 QTKD quốc tế
16. Ngành Kinh doanh Thương mại 7340121), gồm các chuyên ngành:
23 Quản trị kinh doanh Thương mại 24 Thương mại quốc tế
17. Ngành Tài chính – Ngân hàng (mã ngành 7340201), gồm các chuyên ngành:
25 Tài chính doanh nghiệp 27 Ngân hàng
26 Tài chính công
18. Ngành Bảo hiểm 7340202), gồm các chuyên ngành:
28 Kinh tế bảo hiểm 29 Bảo hiểm xã hội
19. Ngành Kế toán (mã ngành 7340301), gồm các chuyên ngành:
30 Kế toán 31 Kiểm toán
20. Ngành Quản trị nhân lực (mã ngành 7340404), gồm các chuyên ngành:
32 Quản trị nhân lực
21. Ngành Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành 7340405), gồm các chuyên ngành:
33 Tin học Kinh tế 34 Hệ thống thông tin quản lý
22. Ngành Luật (mã ngành 7380101), gồm các chuyên ngành:
35 Luật hành chính
23. Ngành Luật Kinh tế (mã ngành 7380107), gồm các chuyên ngành:
36 Luật kinh doanh 37 Luật kinh doanh quốc tế
24. Thống kê kinh tế (mã ngành 7310107)
38 Thống kê kinh tế xã hội 39 Thống kê kinh doanh
25. Ngành Khoa học máy tính (mã ngành 7480101), gồm các chuyên ngành:
40 Khoa học máy tính
26. Ngành Kinh tế nông nghiệp (mã ngành 7620115), gồm các chuyên ngành:
41 Kinh tế nông nghiệp và PTNT

Ghi chú: Mã ngành được ghi đúng theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học; Mã  chuyên ngành chỉ  là mã  quy ước trong tuyển sinh VLVH

3. Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ: được thiết kế cho từng đối tượng dự tuyển.
4. Phương thức tuyển sinh: xét tuyển.
5. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
5.1 Đối tượng tuyển sinh
Công dân đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống chính trị, xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều được dự tuyển vào Đại học vừa làm vừa học (trừ các trường hợp Không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời kỳ thi hành án hình sự; Những người bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ thời hạn quy định tính từ ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự tuyển; Quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học).
5.2 Điều kiện dự tuyển
a) Tính đến thời điểm dự tuyển, đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là trung học), cao đẳng, cao đẳng nghề và đại học. Người tốt nghiệp trung học nhưng chưa có Bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ hợp lệ và lệ phí đăng ký dự tuyển;
c) Tự nguyện thực hiện đầy đủ Nội quy, Quy chế về tuyển sinh và quá trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường.
6. Hồ sơ và cách thu nhận hồ sơ dự tuyển
6.1 Hồ sơ dự tuyển gồm có các loại giấy tờ sau: 
1. Phiếu tuyển sinh (theo mẫu của trường quy định và đăng tải trên cổng thông tin điện tử) được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận trong thời gian 6 tháng tính đến ngày dự tuyển;
2. Phiếu đăng ký xét tuyển đại học hình thức vừa làm vừa học;
3. 02 ảnh chân dung cỡ 3×4 cm trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển; có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh;
4. Bản chính, bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp THPT/trung học/cao đẳng/cao đẳng nghề/đại học.
5. Bản chính, bản sao hợp lệ Học bạ THPT/Bảng ghi kết quả học tập (hoặc Sổ điểm hoặc bảng điểm…) (Các bản chính sau khi kiểm tra đối chiếu xong Trường trả lại cho thí sinh)
6. Bản phô tô chứng minh thư nhân dân /Căn cước công dân
7. Bản phô tô giấy khai sinh
Trường không nhận hồ sơ thiếu các giấy tờ, thủ tục quy định, không đúng thực tế. Nếu hồ sơ, văn bằng bị phát hiện không đúng sự thật, thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, bị buộc thôi học. Trường không hoàn trả hồ sơ, lệ phí và học phí đã nộp.
6.2 Cách thức thu nhận hồ sơ: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển và lệ phí đăng ký dự tuyển cho trường trong giờ hành chính (trừ ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ tết) liên tục trong năm.Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển được Trường xét tuyển ở đợt gần nhất. Hồ sơ đã nộp Trường không trả lại cho thí sinh, không hoàn lệ phí đã nộp.
7. Địa điểm tuyển sinh và đào tạo
– Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
– Tại các đơn vị, địa phương: Trường sẽ thống nhất phương án tuyển sinh cụ thể với các đơn vị liên kết.
8. Phương thức tổ chức lớp học:
Các lớp học được tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Học viên sẽ tích luỹ đủ số tín chỉ theo yêu cầu trong chương trình đào tạo. Sinh viên có bằng và bảng điểm Cao đẳng, Đại học được xét công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ các học phần đã được đào tạo. Thời gian học linh hoạt có thể trong giờ hành chính, ngoài giờ, bán ngoài giờ tuỳ theo từng địa phương và đặc điểm của từng chuyên ngành đào tạo.
9. Thời gian xét tuyển, thi tuyển, công nhận thí sinh trúng tuyển và khai giảng
9.1 Thời gian xét tuyển 2 đợt trong năm:
a) Đợt tháng 3, 4 (xét tuyển đối với thí sinh nộp hồ sơ từ 01/12 năm trước đến 30/04);
b) Đợt tháng 10, 11 (xét tuyển đối với thí sinh nộp hồ sơ từ 01/05 đến 30/11). Ngoài các đợt xét tuyển trên tuỳ theo tình hình hồ sơ thực tế Trường có thể tổ chức các đợt xét tuyển khác trong năm.
9.2 Phương án xét tuyển
9.2.1 Tổ hợp các môn xét tuyển
a) Tổ hợp môn xét tuyển 1 gồm các môn: Toán, Vật lý, Hoá học;
b) Tổ hợp môn xét tuyển 2 gồm các môn: Toán, Vật lý, Tiếng Anh;
c) Tổ hợp môn xét tuyển 3 gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh;
d) Tổ hợp môn xét tuyển 4 gồm các môn: Toán, Hoá học, Tiếng Anh;
9.2.2 Đăng ký Phương án xét tuyển
Thí sinh chọn 1 trong 3 phương án sau đây để đăng ký xét tuyển:
Phương án 1: Điểm bình quân môn học ở năm cuối bậc trung học của các môn 1 trong các tổ hợp trên, trong đó các môn phải đạt từ 5,0 điểm trở lên;
Phương án 2: Điểm bình quân môn thi tốt nghiệp THPT của các môn 1 trong các tổ hợp trên, trong đó các môn phải đạt từ 5,0 điểm trở lên;
Phương án 3: Điểm trung bình chung ở năm cuối bậc trung học, điểm trung bình chung toàn khoá học Trung học, Cao đẳng/Cao đẳng nghề, Đại học đạt từ 5,0 điểm trở lên.
9.3. Nguyên tắc xét tuyển: Trong từng đợt xét tuyển điểm xét tuyển từ các phương án/tổ hợp khác nhau do thí sinh đăng ký hoặc thi tuyển có giá trị như nhau và được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
9.4 Công nhận thí sinh trúng tuyển: Chủ tịch HĐTS công nhận các thí sinh có đủ các điều kiện tại điểm 5, 6 và đạt quy định tại điểm 9.3 của thông báo này được trúng tuyển. Thí sinh trúng tuyển được Trường gửi giấy báo trước ngày khai giảng 15 ngày.
9.5 Tổ chức khai giảng: trong khoảng 1 tháng tính từ thời điểm Hiệu trưởng công nhận thí sinh trúng tuyển.
10. Lệ phí xét tuyển, học phí đào tạo
  10.1 Lệ phí xét tuyển: 450.000đ/1 lần xét tuyển, nộp ngay khi đăng ký dự tuyển.
  10.2 Học phí: theo quy định Trường được thông báo cụ thể từng kỳ học, năm học.
11. Giải đáp thông tin và địa chỉ liên hệ
Chi tiết của thông báo, mẫu hồ sơ và mọi thông tin có liên quan, đến công tác tuyển sinh đăng trên cổng thông tin điên tử của Trường theo địa chỉ.
http://www.neu.edu.vn hoặc của Khoa Đại học Tại chức theo địa chỉ http://khoataichuc.neu.edu.vn.
Cá nhân có nhu cầu học tập, đơn vị có nhu cầu tuyển sinh xin liên hệ với Khoa Đại học Tại chức (Phòng 404 – Nhà A1) của Trường.
Để được giải đáp các thông tin tuyển sinh mời liên hệ với các cán bộ tư vấn tuyển sinh số điện thoại: 0886 193 399./

Bài viết liên quan